Tin mới

Tử vi

12 cung hoàng đạo

Phong thủy

Văn khấn

DANH MỤC BÀI VIẾT

25/7/19

Cách lựa chọn Vật phẩm phong thủy mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe

Lựa chọn vật phẩm phong thủy phù hợp sẽ mang đến những điều may mắn, tài lộc sức khỏe cho cả gia đình. Mỗi vật phẩm phong thủy khác nhau sẽ có những ý nghĩa riêng mang một năng lượng khác nhau. Dưới đây là một số vật phẩm phong thủy được rất nhiều gia chủ lựa chọn.

1. Thiềm thừ

Thiềm thừ còn có tên gọi khác là Ông Cóc Thần 3 chân, theo như phong thủy đây là linh vật thần tài đem lại tiền bạc hút tài lộc cho gia chủ. Khi lựa chọn Thiềm thừ sẽ đem đến may mắn - điềm lành cho tất cả thành viên trong gia đình.


1. Tỳ hưu 

Tỳ hưu là linh vật phong thủy có tác dụng chiêu tài - hút lộc mang đến may mắn về tài lộc, sức khỏe công danh. Đồng thời khi đặt tỳ hưu trong nhà tại những vị trí cát còn có tác dụng trấn trạch, trừ tà bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà.


Ngoài ra, tỳ hưu còn có tác dụng hóa giải những dòng sát tinh gây những điều bất lợi cho các thành viên trong gia đình khiến sức khỏe suy yếu, công danh bị ảnh hưởng. Khi lựa chọn tỳ hưu hợp mệnh gia chủ, đặt tại vị trí hợp lý sẽ giúp hóa giải những bất lợi đó.

Đồng thời, tỳ hưu còn có tác dụng hóa giải hướng nhà, hướng công ty, hướng văn phòng,... Đây chính là lý do mà tỳ hưu là một trong những linh vật phong thủy được lựa chọn rất nhiều đặt trong phòng khách mỗi gia đình.

3. Tháp Văn Xương

Tháp Văn Xương theo phong thủy là biểu tượng của trí tuệ, học hành đỗ đạc thăng tiến trên con đường công danh, sự nghiệp.

Ngoài ra, tháp Văn Xương còn có tác dụng ngăn ngừa sát khí, tà khí.

Đây là lý do những người theo con đường học vấn cao, sắp trải qua kỳ thi cử quan trọng thường lựa chọn tháp Văn Xương. Hoặc bố mẹ hay lựa chọn Tháp Văn Xương để tặng con cái mong con cái có năm học với nhiều thắng lợi, đạt được kết quả mong đợi.

4. Cầu phong thủy

Cầu phong thủy đa số đều được làm từ đá thạch anh với những ý nghĩa khác nhau: thạch anh tím, thạch anh hồng, thạch anh trắng. Thạch anh được xem là biểu tượng của những điều tốt đẹp, mang đến may mắn, tiền tài mà còn mang đến cho gia chủ sức khỏe, vạn sự như ý. Mỗi gia chủ có mệnh khác nhau sẽ lựa chọn màu đá thạch anh khác nhau sao cho phù hợp với ngũ hành bản mệnh để đạt được những kết quả như mong muốn.

5. Cây tài lộc

Cây tài lộc là biểu hiện của sự sung túc, tiền bạc luôn đầy túi, năm mới mọi người thường lựa chọn cây tài lộc với mong ước một năm mới có nhiều may mắn về tài chính, có thể kiếm được nhiều tiền thuận lợi trong mọi việc.

Trên đây là một số cách lựa chọn vật phẩm phong thủy để năm mới nhiều bình an may mắn. Trước khi lựa chọn vật phẩm phong thủy cần lựa chọn sao cho phù hợp để mang đến những điều may tránh điều dữ.

Bài trí bàn làm việc hợp phong thủy để sớm thành công, thăng tiến

Phong thủy bàn làm việc là một yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự thành công thăng tiến cũng như vận may trong công việc.


Đặc biệt đối với những người làm việc tại các văn phòng, công sở, việc bày trí bàn làm việc, sắp xếp đồ vật trên bàn ra sao có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của người ngồi.

Theo theo phong thủy bàn làm việc, thì hướng nên đặt theo hướng nào, ngồi ra sao mới đúng, hãy cùng tìm hiểu.

1. Hướng và vị trí lý tưởng để đặt bàn làm việc

Nếu như bàn làm việc mà đáp ứng được những yêu cầu về hướng, vị trí dưới đây thì chắc chắn nhân viên đó sẽ luôn làm việc có hiệu quả, nhanh nhẹn, đạt hiệu suất cao.

– Đối với nhân viên kế toán, kinh doanh, kế hoạch,…:

+ Nên đặt bàn phía trái (tượng trưng cho thanh long), giúp gia tăng tài lộc

+ Phía sau bàn không nên có người qua lại

– Đối với nhân viên văn phòng, thiết kế:

+ Muốn phát triển tài năng thì đặt bàn chếch về phía Đông

+ Muốn có tài lộc thì đặt bàn ở góc chéo so với cửa chính

+ Nếu muốn sự nghiệp phát triển thì kê bàn ở phía Bắc

– Vị trí lý tưởng để đặt bàn làm việc:

+  Là ví trí mà phía sau nên cso bức tường dày

+  Phía bên trai slà cửa sổ, nhìn ra bên ngoài là phong cảnh tươi tắn có ánh sáng tốt và thông gió.

Một vài lưu ý khác khi kê bàn làm việc. 

– Nên ngồi đối diện lối vào (quay mặt ra lối vào) như vậy bạn sẽ không chế và kiểm soát được công việc, tránh bị giật mình.

– Bàn làm việc không nên đặt ở vị trí quay lưng ra cửa, bởi điều này làm giảm sự tập trung vào công việc của chủ nhân.

– Đèn chiếu sáng nên để ở phía tay nghịch để ảnh sáng không bị giảm đi khi làm việc.

– Luôn giữ bàn sạch sẽ, thoáng đãng, loại bỏ những thứ đồ không cần thiết.

– Một số loại cây cảnh nên bày trên bàn làm việc giúp thoáng không khí và giúp thư giãn hơn như là dương xỉ, lưỡi hổ, lan ý, cúc dại,…

2. Cách bài trí đồ vật trên bàn làm việc theo phong thủy

Việc bố trí các đồ vật trên bàn làm việc không những ảnh hưởng tới phong htủy bàn làm việc mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng của nhân viên khi làm. Một bàn làm việc sạch sẽ, gọn gàng, những đồ vật được bày trí hợp lý sẽ mang lại tâm trạng tích cực và thoải mái, kích thích được óc sáng tạo, và ngược lại.

Sắp xếp các đồ vật trên bàn theo vị trí Ngũ hành tương sinh là hợp lý nhất. Nếu bàn làm việc hình vuông, kê hướng Đông thì có thể bài trí thành sơ đồ bát quái, sẽ có lợi cho cả sự nghiệp và gia đình (không bắt buộc phải để cả 8 hướng).

Phía Đông: Tiền bạc

Phía Đông Nam: Điện thoại

Phía Tây: Con dấu

Phía Tây Nam: Lịch bàn

Phía Nam: Đèn bàn

Phía Đông Bắc: Sổ ghi chép

Phía Bắc: Cây cảnh

Phía Tây Bắc: Bút, mực

Ngoài ra, nếu muốn trang trí thêm, nên chú ý quy tắc bố cục trái cao phải thấp, vì bên trái là vị trí của thanh long, để trái cao hơn sẽ nhận được sự tín nhiệm của cấp trên. Một số đồ vật như điện thoại, máy vi tính, cây cảnh nên chú ý những điều sau:

– Điện thoại có thể phát ra âm thanh, nên để phía bên trái để trấn (rồng sợ tĩnh), bản thân sẽ có nhiều lợi ích.

– Nếu muốn bày cây cảnh, nên chọn chậu tròn, nhẵn, cây có lá rộng sẽ duy trì tốt các mối quan hệ.

– Máy vi tính đặt ở trước mặt nên chếch về bên trái (vị trí áp chế thanh long), người ngồi đây sẽ làm chủ được đại diện sinh tài lộc.

Bài văn khấn cúng lễ đầy tháng (Cúng mụ, thôi nôi) cho bé trai, bé gái

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho.


Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con:

Theo truyền thống, ngày cúng đầy tháng cho trẻ được tính theo âm lịch và phụ thuộc vào giới tính trẻ “gái sụt 2, trai sụt 1”. Nếu bé gái, ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh (âm lịch), còn bé trai lùi lại một ngày.

Ví dụ: nếu bé sinh vào ngày 28/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm.

Giờ cúng: Lễ cúng đầy tháng cho trẻ thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối tùy gia đình.

1. Sắm lễ cúng đầy tháng, cúng mụ

Các lễ vật để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm:

1 con gà luộc tréo cánh;
1 tô cháo lớn,
1 tô chè lớn;
Ba đĩa xôi lớn,
1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).
– Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

Lễ cúng 12 bà Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:

12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn
12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.
12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.
12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.
12 bộ đồ chơi: Bát,đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ… giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).
12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).
Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu. . .
Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).

2. Bày lễ cúng đầy tháng, cúng mụ:

Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bài trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.

Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng, người lớn trong gia đình, dòng họ có thể là ông, bà, bố, mẹ sẽ đại diện một người thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.

3. Bài khấn đầy tháng đơn giản:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

4. Bài khấn đầy tháng chi tiết

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….
Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..
Chúng con ngụ tại:……………………………………………
Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Khi đã khấn xong người thực hiện nghi lễ đứng trước án châm trà, vái 3 lạy khấn ơn trên phù hộ cho đứa trẻ sau đó vẩy rượu, gạo, muối và mang vàng mã đi hóa.

5. Nghi thức khai hoa

Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bàn giữa, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé, nếu là bé gái. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Kết thúc nghi thức cúng, mọi người cùng gửi đến bé những điều tốt đẹp nhất

Sau tất cả các nghi thức trên người thân, họ hàng, các vị khách tham dự tiệc tùng sẽ ẵm bồng bé và gửi những lời chúc mọi điều tốt lành + lì xì đến bé

Hoặc nếu không cúng đầy tháng cho bé được chu đáo thì ông bà nội/ ngoại có thể cúng gia tiên tại nhà để thông báo với tổ tiên nội/ ngoại với bài văn khấn như sau:

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, mười phương chư phật, chư phật mười phương, con lạy chư phương bồ tát, chư hiền thánh tăng.

Con lạy các quan thần linh… (các vị thần cai quản mảnh đất bạn đang ở) nơi con đang ăn, đất con đang ở…. (tại số nhà…), con lạy gia tiên tiền tổ… (ông bà ông vải)

Con lạy bà chúa bào thai, mười hai bà mụ, con lạy gia tiên tiền tổ, ông bà …….về tại số nhà………
Hôm nay là ngày mồng ……. tháng ….. năm 20 … âm lịch, con tên là …… (ông bà nội/ ngoại của bé cúng hộ) kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là ………..mẹ cháu là……..sinh ra cháu tên……… sinh lúc …….giờ……phút………ngày………thá ng……..năm……. Hôm nay cháu vừa tròn 1 tháng (tính theo âm lịch)
Tín chủ chúng con xin thành tâm tiến lễ hương hoa đăng trà quả thực, tiền vàng kim ngân tài mã, quần áo hài hia.

Con xin kính lạy chư vị thần tiên, chư vị các quan thần linh, các vị tiên địa chủ, các quý nhân chứng lễ cho tín chủ chúng con, phù hộ cho cháu và gia đình, phù hộ cho cháu là ……….(tên con bạn) bình an bản mạnh, hay ăn chóng lớn, bốn mùa được điều hòa, thân căn cự túc, trí tuệ thông minh sáng suốt, học hành tấn tới, công thành danh toại, tài đức vẹn toàn, chún con xin thành tâm kính lễ.

Xin các quan và gia tiên chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bài văn cúng khấn Thần Tài, Thổ Địa hàng ngày

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích:


Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
Tiền hậu địa Chúa Tài thần.
Hai bên bài vị có câu đối:
Thổ năng sinh bạch ngọc,
Địa khả xuất hoàng kim.

Có nghĩa là:
(Đất hay sinh ngọc trắng
Đất cũng cho vàng ròng).
Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.

Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.

Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

1. Sắm lễ cúng thần tài hàng ngày
Lễ cúng thần tài hàng ngày gồm:
Nước
Trầu cau
Hoa, Quả
Tiền Vàng

2. Bài văn khấn cúng thần tài hàng ngày

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……………………………………… Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam m a di Đà Phật!

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Ngày Rằm gọi là ngày vọng . Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng: Ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân” , nên luôn được an lành.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Theo tục lệ xưa truyền lại , vào ngày mùng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam sẽ đều phải làm lễ thắp hương để cúng Gia Thần, Gia Tiên để tỏ lòng thành nhớ, nhớ ơn những người đã mất, có công ơn dưỡng dục và cầu mong cho các thành viên trong gia đình có cuộc sống yên bình, khỏe mạnh,bình an , may mắn, thành đạt, hạnh phúc…..

Sắm lễ cúng ngày rằm mùng 1 hàng tháng

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay:

● Hương
● Trầu cau
● Hoa Quả ( không dùng quả xanh)
● Tiền vàng
● Nước ( không dùng nước lã) và Rượu

Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Có nhiều gia đình còn thắp hương, làm lễ từ chiều ngày 30 hàng tháng và ngày mồng một mới là ngày lễ chính.

1. Bài văn khấn mồng 1 và ngày rằm hàng tháng:

Vào mồng 1 và ngày rằm hàng tháng trước khi cúng gia tiên, phải cúng ông Công trước.
Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần vào mồng 1 và ngày rằm hàng tháng
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!

2. Văn khấn mồng 1 và ngày rằm hàng tháng cúng gia tiên:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ………………
Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Phong thủy giường ngủ để trẻ thông minh

Để trẻ luôn khỏe mạnh, cần chú ý tới bài trí phong thủy giường ngủ của trẻ đúng cách.

Phong thủy giường ngủ khiến trẻ dễ ốm đau
1. Giường ngủ sát cửa sổ
Theo phong Thủy, việc kế giường ngủ ngay sát cạnh cửa sổ sẽ tạo cảm giác không an toàn, dễ bị các tiếng ồn ào bên ngoài gây ảnh hưởng, điều đó sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi và ngủ không ngon giấc.
Thêm vào đó, khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào vị trí giường ngủ sẽ gây ra hiện tượng phạm quan sát. Khi nguồn ánh sáng quá mạnh sẽ khiến trẻ nhỏ khó tập trung hơn, tinh thần dễ bị lơ đễnh và dẫn tới ngày càng ốm đau.
Bởi vậy nếu trẻ nhỏ nhà bạn mắc ốm đau trong suốt thời gian dài mà không xác định được nguyên nhân thì tốt hơn cha mẹ nên nghĩ ngay tới khả năng giường ngủ đã bị kê sai phong thủy, khi đó hãy tiến hành kê lại, để cải thiện tình hình.
2. Giường ngủ kiêng kê sát nhà bếp hoặc nhà vệ sinh 
Ngày nay phần lớn những căn nhà chung cư cao tầng thường xây theo thương mai, có cùng thiết kế. Chính vì vậy trước khi mua nhà các bậc phụ huynh nên xem xét vị trí đặt phòng ngủ và giường ngủ cho con thật tỉ mỉ. Tránh trường hợp ở ngay cạnh sường giường ngủ của con lại là vị trí nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
Đây là điều đại kỵ trong phong thủy, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Xú khí từ nhà vệ sinh, mùi khó chịu trong bếp… đều là nguồn năng lượng tiêu cực, khiến sức khỏe trẻ nhỏ giảm sút, bệnh tật, ốm yếu triền miên.
3. Kê giường ngay dưới xà nhà
Trong phong thủy kiêng đặt giường ở ngay dưới xà nhà. Bởi xà nhà sẽ tạo ra sức ép lớn, gây ra cảm giác bí bách, ngột ngạt, người lớn cũng bị ảnh hưởng nặng nề chứ đừng nói tới trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt.
Người ngủ trên vị trí giường như thế này sẽ bị xà ngang chèn ép, lâu dần sẽ cảm thấy khó khăn khi hít thở, thường xuyên mơ thấy ác mộng, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, nhất là hệ tim mạch trong cơ thể.
4. Vị trí kê giường không giống nhau
Hiện nay nhiều gia đình có từ hai trẻ nhỏ trở lên thường lựa chọn kê từ hai hoặc có khi là ba giường ở trong cùng một phòng nhằm thuận tiện cho việc quan sắt và chăm sóc con cái sinh hoạt nghỉ ngơi.

Phong thủy giường ngủ khiến trẻ dễ ốm đau
Tuy nhiên cần phải lưu ý là những giường này nên được kê ở những phương vị giống hệt nhau, vị trí đầu giường và cuối giường nên ở cùng phí. Bởi theo phong thủy nếu giường được kê loạn xạ không theo hướng đồng nhất sẽ khiến trẻ con dễ cãi nhau, gây mâu thuẫn, lâu dần tình cảm ruột thịt bị rạn nứt
5. Kê giường ngay cạnh tivi, loa đài
Trong phong thủy những sản phẩm về công nghệ như là loa đài, hay tivi… là những thứ gây ra tiếng ồn lớn. Mà tiếng ồn cũng được coi là sát khí trong phong thủy.
Bởi vậy nếu kê giường của trẻ nhỏ ở ngay cạnh những đồ vật này thì không những khiến cho trẻ nhỏ khó ngủ mà còn dễ nằm mơ thấy ác mộng, khiến tinh thần trẻ bị suy nhược, thường xuyên đau ốm, việc học hành thiếu tập trung.

2/5/16

Tử vi 12 Con giáp- Thứ ba 03/05/2016

Xem bói Tử vi 12 Con giáp thứ ba ngày 03/05/2016 

 
Copyright © 2013 Xem bói
Powered byBlogger